Bà mẹ mang thai ăn măng cụt có tốt không? Thời điểm nào nên tránh?

0 595

Cháu rất thích ăn măng cụt nhưng từ ngày bầu bí ăn uống gì cũng phải kiểm tra cho chắc. Vậy đang mang thai ăn quả măng cụt có tốt không ạ? Có cần phải lưu ý gì không?

(Thùy Ngân, 27 tuổi)

Bà mẹ mang thai ăn măng cụt có tốt không
Bà mẹ mang thai ăn măng cụt có tốt không

Trả lời

Bạn Ngân thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mebeaz. Thắc mắc của bạn cũng là điều rất dễ hiểu vì thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng với phụ nữ. 

Đặc biệt, chế độ ăn uống góp phần ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Khi ăn bất cứ loại thực phẩm hay hoa quả gì, bà mẹ đương nhiên sẽ đặt ra câu hỏi có ăn được không, có tốt không, có ảnh hưởng gì tới con không?

Vậy mang thai ăn măng cụt có tốt không?

Măng cụt có vị thơm, ngon, múi trắng như sữa, vị ngọt thanh chứ không quá sắc, được rất nhiều chị em yêu thích, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng để giải nhiệt.

Trong măng cụt có chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B (B6, B12…), các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng…rất tốt trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các nhà khoa học cũng tìm ra các dưỡng chất khác như: thiamin, riboflavin, niacin, axit folic, carotene… trong măng cụt. Đây đều là những chất bổ trợ tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, với câu hỏi phụ nữ mang thai ăn măng cụt có tốt không thì câu trả lời là CÓ.

Ngoài ra, bà bầu ăn măng cụt còn thu được vô vàn lợi ích khác như:

– Phòng ngừa ung thư: Phần thịt quả của măng cụt có chứa chất xanthones giúp ức chế tế bào ung thư, kháng viêm và kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ, ung thư gan và các tế bào ung thư liên quan đến dạ dày và phổi.

– Phòng ngừa thiếu máu: Bà mẹ mang thai ăn quả măng cụt cũng góp phần phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ nhờ thúc đẩy hoạt động của các tế bào máu, cải thiện lưu lượng máu bằng cách làm giãn nở mạch máu, phòng ngừa một số bệnh như: xơ vữa động mạch, cholesterol cao, nghẹt tim và đau ngực nặng.

– Cải thiện hệ miễn dịch: Các vitamin, khoáng chất và xanthone trong măng cụt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu phòng tránh được các tác nhân gây bệnh. 

– Làm đẹp da: Măng cụt giàu vitamin A, C rất tốt cho việc chăm sóc da, cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng da khỏe mạnh, mịn màng. Các chất chống oxy hóa trong măng cụt cũng giúp giảm tình trạng viêm da, lão hóa, eczema, dị ứng…

– Giữ dáng: Bà bầu ăn măng cụt sẽ không lo bị tăng cân vì loại quả này chứa rất ít calo, không có chất béo bão hòa và cholesterol. 100g măng cụt chỉ có 63 calo, nhưng đến 5g chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, cải thiện tình trạng táo bón.

– Tốt cho thai nhi: Mẹ mang thai ăn quả măng cụt sẽ cung cấp hàm lượng axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thi nhi. Thành phần giàu folate (250g ruột quả măng cụt có chứa 61 mcg folate), dưỡng chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai khi giúp ngăn ngừa 60% các dị tật bẩm sinh: khuyết tật ống thần kinh và cột sống cho bé.

– Ngoài ra, một số công dụng của măng cụt với bà bầu phải kể đến như: bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh dị ứng, giảm nguy cơ đột quỵ, nguy cơ bị tiền sản giật, vỏ măng cụt có thể chữa lỵ và tiêu chảy……

Măng cụt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Măng cụt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Vậy bà bầu ăn măng cụt vào thời điểm nào là tốt? Khi nào cần tránh?

Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai ăn măng cụt giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng tối ưu, tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bà bầu có thể bắt đầu ăn măng cụt từ những tháng đầu của thai kỳ (3 tháng hoặc dưới 3 tháng đều có thể ăn).

Cho tới thời điểm nào thì nên tránh?

Tránh ăn măng cụt trái mùa, dễ bị phun, ngâm thuốc hóa chất chống thối hỏng. Ăn đúng vụ là tốt nhất, từ giữa tháng 4 đến tháng 6. Ngoài ra, trên thị trường từ tháng 3 đến tháng 9 cũng có măng cụt Thái Lan nhưng hình thức xấu hơn (vỏ xì mủ vàng, màu xỉn, giảm độ bóng). 

Ngoài ra, hợp chất Xanthone trong măng cụt có ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể, do đó mẹ bầu nên ngừng ăn trước ngày dự sinh tối thiểu 2 tuần.

Mẹ nên ngừng ăn trước ngày dự sinh tối thiểu 2 tuần.
Mẹ nên ngừng ăn trước ngày dự sinh tối thiểu 2 tuần.

Ăn măng cụt bao nhiêu là đủ?

Mặc dù tốt nhưng bà bầu cũng không nên ham quá, chú ý liều lượng, chỉ nên ăn 2 – 3 quả/ngày và không ăn nhiều ngày trong tuần vì ăn quá nhiều vì có nguy cơ sẽ nhiễm axit lactic từ loại trái cây chua ngọt này.

Ngoài ra, măng cụt giúp cơ thể tăng sản xuất hồng cầu, rất có lợi cho mẹ bầu bị thiếu máu. Tuy nhiên, lọai quả này lại không tốt đối với mẹ bị đa hồng cầu. Vì vậy, mẹ bầu mắc bệnh này chỉ nên ăn măng cụt vài lần trong tháng để bổ sung dinh dưỡng, không nên ăn hàng ngày.

Lưu ý để chọn quả măng cụt ngon

Bà mẹ mang thai ăn măng cụt nên chọn những quả có vỏ mềm đều, không cứng và quá sần sùi, hay vỏ bị mềm do dập. Cuống tươi, không bị héo úa và thâm đen, các cánh xung quanh cuống tươi xanh, không bị khô quắt và đổi màu. Không nên chọn quả to quá mà chọn những quả nhỏ vừa, cầm chắc tay ấn nhẹ vào vỏ thấy vừa mềm không cứng, xoay tròn quả thấy tròn đều không bị vẹo.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: Mang thai ăn măng cụt có tốt không của bạn Thùy Ngân. Chúng tôi xin nhắc lại, loại quả này cung cấp rất nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Các mẹ bầu không nên bỏ qua nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.