Mẹ mang thai bị nhiễm rubella con sinh ra có bị dị tật không? 

0 743

Mẹ bầu mang thai bị nhiễm virus rubella là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc cho bà bầu và em bé. Vậy mẹ mang thai nhiễm rubella có bị dị tật thai nhi, có phải bỏ thai không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Mẹ mang thai bị nhiễm rubella rất nguy hiểm
Mẹ mang thai bị nhiễm rubella rất nguy hiểm

Tìm hiểu về chứng bệnh rubella

Rubella hay còn có tên gọi khác là sởi Đức, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra. Virus này thường cư trú ở vòm họng và hạch bạch huyết. Bệnh rubella thường phát triển mạnh và mùa xuân và lây lan qua đường hô hấp.

Bệnh nhân rubella có nguy cơ truyền bệnh cao nhất trong giai đoạn từ 7 ngày trước khi phát ban và 7 ngày sau đó.

Người bình thường nhiễm bệnh sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu bà mẹ mang thai bị nhiễm virus rubella sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi hoặc bị tai biến trong thai thai kỳ.

>>Xem thêm: Hỏi – Đáp: Có thai 8 tuần bị sốt có khiến con bị dị tật tim không?

Triệu chứng của người mắc rubella

Triệu chứng của bệnh rubella giống như bệnh sởi, cúm
Triệu chứng của bệnh rubella giống như bệnh sởi, cúm

Các triệu chứng của người nhiễm rubella thường xuất hiện từ 16 – 18 ngày sau khi phơi nhiễm và biểu hiện tương tự như bệnh cúm hoặc sởi.

+ Sốt: Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ khoảng trên dưới 38 độ C kèm theo các biểu hiện như đau đầu, rát họng, mệt mỏi, chảy nước mũi, thời gian thường là từ 1 – 4 ngày. Sau khi phát ban thì sốt sẽ giảm.

+ Nổi hạch ở vùng chẩm, cổ, bẹn khi ấn vào thấy đau. Hạch này có trước khi phát ban và sau khi phát ban vài ngày thì bay hết.

+ Phát ban khắp người: Lúc đầu xuất hiện ở vùng đầu, mặt rồi chân và toàn thân nhưng không tuần tự như bệnh sởi. Nốt ban có hình tròn hoặc bầu dục, hơi đỏ kèm ngứa, có thể kéo dài 3 ngày sau đó biến mất nhưng sẽ để lại vết thâm trên da.

+ Một số biểu hiện khác đi kèm như đau khớp hoặc viêm kết mạc.

Lưu ý là chỉ có 50% bệnh nhân nhiễm rubella có biểu hiện lâm sàng điển hình, số còn lại có ít hoặc không biểu hiện rõ ràng nên dễ bị nhầm với bệnh khác.

Mang thai bị nhiễm rubella nguy hiểm thế nào? Con sinh ra có bị dị tật?

Nếu bị nhiễm rubella trước khi mang thai thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nhiễm virus rubella trong khi mang thai nhất là 3 tháng đầu thai kỳ thì rất nguy hiểm.

Mang thai 3 tháng đầu nhiễm rubella rất nguy hiểm
Mang thai 3 tháng đầu nhiễm rubella rất nguy hiểm

Virus rubella có thể lây lan qua hàng rào nhau thai, xâm nhập vào bào thai và tác động lớn tới quá trình hình thành cũng như phát triển của bào thai. Rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai mắc rubella không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nên không được phát hiện sớm, do đó để lại hậu quả nặng nề cho mẹ và bé.

Mẹ bầu mang thai bị nhiễm rubella con sinh ra có thể bị dị tật hay còn gọi là hội chứng rubella bẩm sinh (CRS), con có thể mắc các bệnh nguy hiểm là: Tim, khiếm thính, đục thủy tinh thể, vàng da, đái tháo đường, viêm màng não, chậm phát triển trí tuệ… Thậm chí là tử vong. 

Thống kê cho thấy 70 – 90% hội chứng rubella ở trẻ là do mẹ nhiễm rubella từ 3 tháng đầu.

>>Xem thêm: Nỗi ám ảnh của mẹ bầu: Có thai bị cảm cúm phải làm sao?

Mẹ bầu mang thai bị nhiễm rubella có phải “bỏ con”?

Câu hỏi đặt ra là mẹ mang thai bị nhiễm rubella có phải phá thai không? Trên thực tế, đa phần các trường hợp nhiễm ở 3 tháng đầu đều được các bác sĩ sản khoa tư vấn nên đình chỉ thai kỳ. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (Phó chủ tịch hội phụ sản khoa Việt Nam) việc đánh giá mức độ trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) phụ thuộc vào tuổi thai cụ thể là:

  • Trường hợp mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai thì khả năng lây truyền sang con là 80%.
  • Ở thời điểm thai nhi được 11 – 12 tuần tuổi thì nguy cơ trẻ mắc CRS (hội chứng rubella bẩm sinh) giảm còn 33%.
  • Nếu ở tuần 13 – 16 thì tỉ lệ trẻ mắc CRS là 11 – 24%.
  • Trên 16 tuần là 0%.
  • Các trường hợp mẹ mang thai bị tái nhiễm rubella (là đã tiêm chủng hoặc đã bị nhiễm bệnh trước khi mang thai) thì không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Phụ nữ mắc rubella vào quanh thời thụ thai (sau khi rụng trứng 1 tuần) vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị CRS.
  • Nhiều mẹ bầu tiêm chủng ngừa rubella mà chưa biết có thai cũng chưa xuất hiện trường hợp nào mà trẻ sinh ra bị CRS.

Như vậy nếu không may xét nghiệm rubella trong thai kỳ mà dương tính thì các mẹ hãy bình tĩnh bởi không phải tất cả các trường hợp nhiễm rubella là phải bỏ thai. Điều quan trọng là hãy tới những cơ sở uy tín nhất để được chẩn đoán chính xác.

Không phải tất cả các trường hợp nhiễm rubella khi mang thai phải bỏ con
Không phải tất cả các trường hợp nhiễm rubella khi mang thai phải bỏ con

Cách phòng ngừa nhiễm rubella khi mang thai

Bệnh rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu, dó đó cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm rubella khi mang thai là tiêm chủng ngừa.

Đối với những phụ nữ đang có ý định mang thai thì cách tốt nhất là nên đi xét nghiệm để xem có miễn dịch với rubella hay chưa, nếu chưa thì nên tiêm cách thời điểm thụ thai 3 tháng, không nên tiêm trong khi mang thai vì vẫn có khả năng đi qua nhau thai và ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong thời kỳ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với những người bệnh như người bị cúm, phát ban và cả trẻ mắc chứng rubella bẩm sinh.

Nếu thấy các biểu hiện lạ như phát ban, nổi hạch, sốt cần phải đến các cơ sở uy tín gần nhất khám và tư vấn kịp thời.

Mẹ mang thai bị nhiễm rubella là điều không một ai mong muốn. Hiểu được tác hại to lớn của bệnh rồi thì các mẹ nên có các biện pháp phòng ngừa trước khi có thai để virus này không có cơ hội xuất hiện.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.