Em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không? Thực hiện như ra sao?

0 259

Câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và đặt ra chính là: em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không? Vậy, em bé khi ở trong bụng mẹ có thực hiện những hoạt động bài tiết này? Nếu có sẽ làm như thế nào?

Nội dung chính trong bài

Em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không?

Nói về vệ sinh thì có hai hoạt động chính là tè và ị. Vậy, thai nhi trong bụng mẹ thực hiện như thế nào?

Em bé trong bụng mẹ có đi tè không?

Bước vào tuần thứ 30 của thai kỳ, lượng nước ối trong tử cung sẽ nhiều hơn. Lúc này, khả năng nuốt nước ối của trẻ cũng thuần thục hơn rất nhiều và điều này cũng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Em bé trong bụng mẹ có đi tè

Trung bình, vào tuần thứ 32 – 34 của thai kỳ, trẻ sẽ tè vào trong nước ối khoảng 500ml nước tiểu. Nước này có được cũng từ chính nước ối của mẹ mà ra. Tổng lượng nước tiểu có thể lên tới khoảng 2 lít/ ngày.

Mẹ băn khoăn không biết liệu nước ối này có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé? Câu trả lời là không mẹ nhé. Nhờ vào khả năng tuần hoàn và tái tạo của nước ối, cứ 3 tiếng lại được làm mới để phục vụ cho nhu cầu sự sống của thai nhi. Do đó, môi trường nước ối luôn sạch sẽ, thai nhi không ngừng phát triển.

Đọc đến đây bạn có thể phần nào trả lời câu hỏi: em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không, cụ thể là đi tiểu không thì câu trả lời là có!

Em bé trong bụng mẹ có đi ị không?

Vào vào tuần thứ 30 của thai kỳ, phân của trẻ cũng bắt đầu có xu hướng tích lũy. Thực chất, đó là kết quả của việc nuốt nước ối thành thục, các tế bào bị thoái hóa cũng như một phần tích tụ của hệ tiêu hóa. Phân của thai nhi còn được gọi với các tên khác là “phân sơ khởi” hay “phân xu”.

Phân này sẽ được tích tụ trong ruột của thai nhi từ khi mới hình thành. Và, chỉ khi chính thức chào đời trong lần ị đầu tiên phân này mới chính thức được tống ra ngoài thông qua hậu môn; phân có màu đen hoặc xanh đen.

Do đó, tuyệt đối không có chuyện thai nhi đi vệ sinh nặng trong bụng mẹ. Em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không thì thai nhi chỉ đi tè chứ tuyệt đối không đi ị mẹ nhé!

Đọc ngay: Các mẹ ơi! em bé trong bụng mẹ có bị nấc không ạ?

Em bé trong bụng mẹ không đi ị

Cảnh giác hội chứng hít ối phân su của em bé trong bụng mẹ

Em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không thì thai nhi chỉ đi tè chứ không đi ị. Nhưng, theo một con số thống kê thì có tới 12% thai nhi không thể giữ phân xu trong bụng cho tới ngày chào đời mà sẽ có xu hướng thải phân xu ra nước ối. Tình trạng này có thể xảy ra khi hệ tiêu hóa của trẻ trưởng thành khiến phân bị đào thải hoặc quá ngày dự sinh.

Thông qua các siêu âm và xét nghiệm có thể nhận thấy nước ối của mẹ chuyển màu vàng hoặc xanh, tuy nhiên về cơ bản thì chúng không quá nguy hiểm cho sức khỏe bé.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu thời gian chuyển dạ của mẹ khó khăn và kéo dài có thể khiến cho trẻ hít phải phân xu, đi qua khí quản.

Hít phải phân xu hoàn toàn có thể gây chặn đường thở và giảm lượng oxy mà trẻ có được. Điều này khiến trẻ rất dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và gây nên tình trạng suy hô hấp. Không chỉ vậy, các kích ứng hóa học và phân xu gây nên còn khiến trẻ bị viêm phổi, nhiễm trùng, bất hoạt surfactant – chất giúp phế nang giãn nở và thông khí.

Tham khảo: Thai nhi ở trong bụng mẹ có thở không? Thở như thế nào?

Hội chứng hít ối phân su ảnh hưởng tới đường hô hấp, dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng

Mẹ cần làm gì để giúp mẹ vệ sinh an toàn, tránh bị hội chứng hít phân xu?

Thực tế, rất khó để mẹ có thể nhận biết được hoạt động đi vệ sinh của trẻ hàng ngày. Nhưng, nếu mẹ thấy em bé có những hiện tượng lạ so với những ngày khác hoặc đi siêu âm nước ối màu xanh, vàng thì cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám.

Siêu âm định kỳ, đặc biệt là từ tuần thứ 37 trở đi mỗi tuần cần phải thăm khám thai một lần để theo dõi trẻ sát sao. Đây cũng là giai đoạn thai nhi dễ ị ra phân xu nhất.

Em bé trong bụng mẹ có đi vệ sinh không thì có mẹ nhé! Nhưng, em bé chỉ đi tè thôi, hoạt động đi ị chính thức sẽ diễn ra khi các con chào đời. Mẹ nên thăm khám siêu âm định kỳ để theo dõi sức khỏe của bé, nắm được mọi tình hình phát triển của trẻ để có những điều chỉnh kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.