Trẻ nhỏ 3 tuổi biết làm những gì? Một số bất thường cần lưu ý

0 217

Trẻ 3 tuổi biết làm những gì? Chúng ta có thể sử dụng các tiêu chuẩn này để xác định một đứa trẻ có phát triển bình thường hay không không?

trẻ 3 tuổi biết làm gì
Trẻ 3 tuổi biết làm những gì?

Trẻ nhỏ 3 tuổi biết làm những gì?

Bên cạnh một số kỹ năng là kết quả của quá trình phát triển sinh lý tự nhiên, trẻ 3 tuổi còn làm được những điều mà người lớn phải bất ngờ.

Vậy trẻ 3 tuổi biết làm những gì?

– Vận động: Kỹ năng vận động của trẻ 3 tuổi có thể nói là đã gần hoàn hảo khi trẻ đã biết cầm nắm đồ vật một cách linh hoạt, đi, chạy nhảy, leo trèo rất nhanh, mở cửa, xoáy nắp chai, đạp xe 3 bánh, lên xuống cầu thang, mang cặp sách…

– Nghe và nói: Trẻ 3 tuổi hiểu được hầu hết lời nói của người lớn đồng thời có thể sử dụng nhiều từ, câu đơn giản một cách thông thạo. Ở thời điểm này, đa số trẻ sẽ được cha mẹ cho đến trường.

Xem thêm: Cho trẻ 3 tuổi đi học là sớm hay muộn?

– Ăn uống: Một em bé 3 tuổi hầu hết đã cai hoàn toàn sữa mẹ và có thể ăn hầu hết các thực phẩm như người lớn.

– Tự túc trong sinh hoạt: Nhiều người không biết trẻ 3 tuổi biết làm những gì nên vẫn làm thay trẻ hầu hết mọi sinh hoạt cá nhân. Nhưng thực ra nếu được chỉ dạy, trẻ có thể tự xúc đồ ăn, gấp và mặc quần áo, đi giày dép, tắm rửa, đi vệ sinh, thậm chí trẻ còn có thể giúp mẹ dọn dẹp, nấu nướng…

trẻ 3 tuổi biết làm gì
Trẻ 3 tuổi biết tự túc nhiều việc trong sinh hoạt

– Khả năng ghi nhớ: Đến năm 3 tuổi, trọng lượng não bộ đã tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng nó cũng giúp trẻ có được khả năng ghi nhớ nhất định, chẳng hạn như nhớ vị trí đồ vật, học thuộc bài hát, đếm số, bắt chước nhiều hành động của người lớn…

– Bày tỏ cảm xúc: Em bé 3 tuổi đã bắt đầu yêu – ghét, vui vẻ – giận dữ  rõ ràng, chúng rất tình cảm và có thể liên tục “tỏ tình” với người thân, đặc biệt là cha mẹ mà không cần nhắc.

Xem thêm: Làm gì khi trẻ 3 tuổi gào thét ăn vạ?

– Khả năng nhận thức: Giúp trẻ có thể chơi nhiều trò chơi, thậm chí cả những trò trí tuệ như xếp hình, lắp ghép, chơi đóng kịch…

trẻ 3 tuổi biết làm gì
Trẻ 3 tuổi tỏ ra thích thú với nhiều trò chơi

Nắm được trẻ 3 tuổi biết làm những gì, chúng ta sẽ có phương pháp giáo dục trẻ tốt hơn.

Khi nào cần lo lắng?

Mặc dù trẻ 3 tuổi biết làm rất nhiều việc, nhưng không phải bé nào cũng thể hiện ra bên ngoài, và nó còn phụ thuộc nhiều vào sự giáo dục của người lớn. Em bé trong câu chuyện này là một ví dụ.

“Con được 6 tháng thì hai vợ chồng gửi ông bà nội để đi làm ăn xa. Đến lúc về con đã 3 tuổi, nhưng gần như chỉ tự biết nói và chạy nhảy thôi, còn tất cả mọi việc đều phải là ông bà làm giúp. Mình có lên mạng tìm hiểu xem trẻ 3 tuổi biết làm những gì thì mới thấy con mình không hề biết chút nào trong số đó.

Đến bữa cơm là bà phải xúc, không xúc con không ăn. Tắm gội, đi vệ sinh, thậm chí đi dép bên nào trái bên nào phải con cũng không phân biệt được. Mình rất lo nên đưa con đi khám, nhưng bác sĩ nói con phát triển bình thường, chẳng qua là do cách giáo dục quá “nâng đỡ” của người lớn thôi”.

Như vậy, môi trường sống, cách giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy những tiềm năng sẵn có của trẻ 3 tuổi. Đó là lý do tại sao trong độ tuổi này, chúng ta cần chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Xem thêm: Nên dạy gì cho trẻ 3 tuổi?

trẻ 3 tuổi biết làm gì
Trẻ 3 tuổi biết làm nhiều thứ, nhưng cần có người lớn chỉ dạy

Vậy khi nào thì cần lo lắng về sự phát triển của con? Đó là khi một đứa trẻ 3 tuổi gặp phải một trong những rắc rối dưới đây:

– Không thể di chuyển (chạy, nhảy) thành thạo, không hoặc khó lên xuống cầu thang.

– Nói ngọng, chậm nói, hay chảy dãi.

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi nói ngọng, chậm nói: Coi chừng tự kỉ, câm điếc

– Không hiểu được những hiệu lệnh đơn giản của người lớn.

– Không tỏ sự thích thú với đồ chơi, không quan tâm đến người khác.

– Né tránh sự tiếp xúc bằng mắt.

– Trẻ bỗng dưng mất đi những kỹ năng mà trước đây đã làm được.

Trong trường hợp này, không nên tự ý dựa vào tiêu chuẩn “trẻ 3 tuổi biết làm gì” để tự ý giáo dục thêm cho trẻ tại nhà, bởi có thể trẻ đang gặp một rắc rối nào đó, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến não bộ. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.